Chúng ta vẫn thường nghe mọi người bảo nhau rằng hãy rèn luyện cho mình một ý chí thật mạnh mẽ và kiên định. Nhưng “ý chí là gì?” Ý chí có liên quan và ảnh hưởng gì đến tâm lý con người không? Và làm thế nào để rèn luyện được phẩm chất này?
Ý chí là gì?
Ý chí là có thể được hiểu là khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hoạt động của mình, tự khắc phục khó khăn nhằm đạt mục đích đã đặt ra đó (theo định nghĩa từ “Từ điển Tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ năm 2003”).
Hiểu đơn giản hơn thì “ý chí” là sức mạnh tinh thần từ bên trong con người bạn, giúp bạn kiên trì với những dự định, hành động và mục tiêu của mình. Nguồn sức mạnh này có thể giúp bạn vượt qua những rào cản: Không thể, không được, không dám mà đôi khi do chính cảm xúc của bạn mang lại.
Những đặc điểm của ý chí
Đã biết “ý chí là gì”, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về những đặc điểm của ý chí để hiểu thêm về nó.
Tính quyết đoán do ý chí
Người thiếu quyết đoán sẽ mãi mãi không thể bứt phá hay phát triển được. Bởi họ không dám, e ngại việc đưa ra một quyết định thật sự mà cứ mãi chần chừ và do dự. Nhưng người có ý chí thì có tính quyết đoán mạnh mẽ, dám quyết định và đương đầu với những quyết định của mình.
Tính độc lập do ý chí
Một người có cho mình sức mạnh ý chí cũng đồng nghĩa với việc người đó có cho mình tính độc lập. Cụ thể là họ có những quan điểm, cá tính và mục tiêu riêng. Không phải dựa vào ai, sao chép bản thể của ai mà là tự bản thân mình muốn hoàn thành những kế hoạch, mong muốn mà chính mình đã đặt ra.
Tính mục đích do ý chí
Người có ý chí thì hiểu và xác định được mục đích của suy nghĩ và hành động ở chính bản thân mình. Họ biết phải làm gì, hành động như thế nào để đạt được mong muốn do mình đặt ra.
Tính kiên trì do ý chí
Chính ý chí và khát vọng muốn đạt được mục đích sẽ tiếp sức mạnh cho một người bình thường trở nên can đảm, bền bỉ và kiên trì tiến về phía vạch trước bất kể đã từng vấp ngã, thất bại.
Tính tự chủ do ý chí
Mỗi chúng ta đều có những lúc bị những cảm xúc tiêu cực chi phối. Và tính tự chủ thì giúp chúng ta kiểm soát tốt suy nghĩ, cảm xúc từ bên trong của mình. Chính ý chí là thứ khiến bản thân bạn có thể tự chủ những cảm xúc tệ đó và điều chỉ nhịp thở, cảm xúc trở lại mức ổn định và tiếp tục vươn lên.
Ý chí và mối liên kết với tâm lý con người
“Ý chí là gì?” - là chìa khóa của những đức tính quý giá giúp con người vươn lên và dám đuổi theo những hoạch định do bản thân đặt ra. Vậy ý chí có mối liên kết như thế nào với tâm lý con người?
Mối liên hệ giữa ý chí với nhận thức
Nhận thức được hiểu là những thức mà con người nhìn thấy, nghe thấy từ môi trường, cuộc sống xung quanh. Qua quá trình phân tích, khát quát, hiểu và lĩnh hội được những nội dung đó và tích lũy được cho mình riêng một tư duy và củng cố nó trong trí nhớ và tiềm thức. Còn ý chí là thứ từ nhận thức và tư duy đúc kết được để hướng con người ta đến một hành động cho mục đích cụ thể nào đó.
Mối liên hệ giữa ý chí với tình cảm
Tình cảm là những cảm xúc của con người, có yêu, có hận, có vui vẻ, buồn bã, hưng phấn, giận dữ, ngạc nhiên,... Và những tình cảm này có vai trò mạnh mẽ trong việc kích thích các hành động của con người được diễn ra nhằm thỏa mãn cảm xúc tại thời điểm cụ thể nào đó. Thế nhưng ý chí lại là thứ kiểm soát và khống chế cảm xúc, giữ cho chúng ở mức ổn định, không bị chệch hướng và vững vàng trên hành trình đã được định.
Một số cách giúp rèn luyện ý chí
Ngoại trừ câu hỏi “ý chí là gì” thì một câu hỏi khác làm làm sao để có được ý chí cũng được nhiều bạn quan tâm. Ý chí không phải là năng lực mà con người có sẵn, mà ý chí do môi trường và sự rèn luyện tôi luyện nên. Hãy cùng tham khảo một vài cách giúp bạn rèn luyện ý chí nhé!
Xây dựng thói quen tốt
Thói quen được hiểu là những hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần theo đúng chu kỳ mốc thời gian mà bạn không cần phải cố gắng suy nghĩ về nó hay thực hiện nó. Và những thói quen tốt sẽ đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, thói quen tốt không tự nhiên mà có, chúng được hình thành do nỗ lực xây dựng của mỗi cá nhân. Bạn có thể xây dựng cho bản thân một vài thói quen tốt để nâng cao sự kiên trì và ý chí của chính mình như:
- Ăn đủ chở và đúng giờ.
- Ngủ đủ giấc, dậy đúng giờ.
- Tập thể dục hoặc chơi thể thao mỗi ngày một tiếng hoặc nhiều hơn tùy vào khả năng của bạn.
- Dành ra mỗi ngày một tiếng hoặc nhiều hơn để đọc sách.
- Dọn dẹp nhà cửa mỗi ngày vào thời gian cố định.
Đặt mục tiêu, kế hoạch cho tương lai
Tùy vào mục tiêu của bạn là mục tiêu nhỏ hay lớn, thực hiện ở chặng ngắn hay đường dài mà đưa ra một kế hoạch để đạt được nó. Chính những điều này sẽ tôi luyện cho bạn khả năng chịu áp lực, kiên trì, tự lập, tự chủ và quyết đoán hơn.
Nếu bạn còn đi học, bạn có thể đặt cho mình các mục tiêu như: “Đậu vào một trường đại học nào đó với điểm số cao hơn sức học của bạn một chút” hoặc bạn cũng có thể đặt mục tiêu như “thi đậu TOEIC với mức điểm cao hơn khả năng của bạn ở thời điểm hiện tại 100 điểm” để từng bước cố gắng.
Nếu bạn đã đi làm, bạn có thể đặt các mục tiêu xoay quanh công việc và cuộc sống của chính mình như: “Trở thành Quản lý vào năm thứ 3 sau khi ra trường đi làm”, “mỗi năm đi du lịch ở mỗi đất nước nước khác nhau”,...
Tóm lại là bạn không nên đặt mục tiêu quá cao để tránh gây áp lực cho chính mình nhưng cũng không nên đưa áp lực quá thấp dẫn đến quá trình rèn luyện trở nên thiếu ý nghĩa. Mục tiêu nên ở mức cao hơn khả năng hiện tại của bạn nhưng không quá cao để bạn có không gian cố gắng và phát triển.
Tập thiền định
Thiền định từ lâu đã được biết đến như một phương pháp giúp luyện tập tính tập trung, thiền định sẽ giúp bạn kiểm soát được hơi thở, cảm xúc và suy nghĩ của mình tốt hơn. Để thiền được không phải là điều dễ dàng mà cần có quá trình tập luyện và thật kiên nhẫn với bộ môn này, do đó nó cũng tác dụng giúp bạn nâng cao ý chí của mình. Ngoài ra, thiền định cũng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Giúp người thiền có giấc ngủ ngon hơn.
- Tăng cường hệ miễn dịch giúp tăng khả năng hồi phục cho cơ thể cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần khi gặp phải những tổn thương.
- Nâng cao khả năng tập trung trong nhiều tình huống trong cuộc sống như học lập, lao động.
- Làm giảm cảm giác lo lắng, căng thẳng từ đó cũng hạn chế các bệnh về tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu,...
- Nâng cao khả năng ghi nhớ.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về câu hỏi “ý chí là gì”, các đặc điểm của ý chí, cách rèn luyện ý chí. Hy vọng những nội dung trên phần nào đó giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm này. Cuối cùng mỗi người chúng ta đều có cho mình một tinh thần mạnh mẽ và ý chí kiên định!
Xem thêm:
- Rối loạn nhân cách là gì? Các triệu chứng của bệnh và ảnh hưởng của bệnh đối với chất lượng cuộc sống
- Ion là gì? Ion nào có lợi ích cho sức khỏe?