Đã kiểm duyệt nội dung
Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để thay thế cho các nguồn năng lượng hóa thạch đang là xu thế trên thế giới hiện nay bởi đây là nguồn năng lượng sạch, mang tính bền vững cao, không phát ra khí thải nhà kính và thân thiện với môi trường. Năng lượng thủy điện là một trong những loại năng lượng đã, đang và sẽ giữ một vị trí quan trọng đối với mạng lưới điện toàn cầu.
1. Năng lượng thủy điện được sản xuất như thế nào?
Năng lượng thủy điện còn được gọi là thủy điện hoặc thủy năng, đây là dạng năng lượng được tạo ra nhờ áp lực của nước khi chuyển động liên tục từ một độ cao nhất định xuống điểm thấp nhất của lòng sông. Thông qua hệ thống tua bin điện cỡ lớn đã chuyển đổi cơ năng thành điện năng. Thủy điện thường được tạo ra từ những nơi đầu nguồn của các dòng sông, nơi có dòng chảy mạnh và liên tục.
Hiện nay, năng lượng thủy điện được sử dụng rất phổ biến trên thế giới, với khoảng 71% tổng số điện tái tạo trên toàn cầu được tạo ra từ thủy điện. Trong đó Trung Quốc là quốc gia sản xuất nhiều nhất. Các quốc gia sản xuất năng lượng thủy điện hàng đầu thế giới khác lần lượt là Hoa Kỳ, Brazil, Ấn Độ, Nga.
2. Ưu điểm của việc sử dụng nguồn năng lượng thủy điện
Dưới đây là một số ưu điểm của năng lượng thủy điện:
2.1. Thúc đẩy phát triển kinh tế
Mặc dù các công trình thủy điện thường có nguồn vốn đầu tư lớn nhưng có tuổi thọ lên đến 100 năm hoặc hơn. Xét về lâu dài, các công trình thủy điện là nguồn tạo ra năng lượng rẻ hơn so với các loại năng lượng khác mà khó có nguồn năng lượng nào có thể thay thế được. Chi phí vận hành, bảo dưỡng mỗi năm tương đối thấp nên năng lượng thủy điện là nguồn năng lượng mang lại lợi ích kinh tế.
2.2. Cung cấp nguồn năng lượng sạch, bảo tồn hệ sinh thái
Năng lượng thủy điện sử dụng năng lượng từ dòng nước để phát điện, vì vậy không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. So với nhiệt điện, năng lượng thủy điện không gây phát thải khí CO2 vào bầu khí quyển nên không làm ô nhiễm môi trường.
2.3. Linh hoạt điều chỉnh công suất
Trong quá trình cung cấp điện năng bằng thủy điện, chúng ta có thể điều chỉnh công suất linh hoạt.
2.4. Sử dụng đa mục tiêu
Ngoài mục đích tạo ra điện năng, các đập thủy điện còn giúp dự trữ, cung cấp nước tưới tiêu cho mùa vụ và hoạt động sản xuất hoặc nuôi trồng thủy sản tại các hồ thủy điện. Điều tiết lũ
Ngoài các lợi ích trên, các công trình thủy lợi còn giúp điều tiết làm giảm, cắt hoặc làm chậm lũ ở vùng hạ du.
3. Nhược điểm của năng lượng thủy điện
Song song với những lợi ích, năng lượng thủy điện cũng có một số nhược điểm như:
- Làm giảm dòng chảy tự nhiên và làm chuyển hướng dòng chảy.
- Lưu lượng dòng nước khi qua tuabin điện có thể gây sạt lở ở những vùng hạ lưu.
- Tác động đến quần thể sinh vật sinh sống ở khu vực gần đó và tác động đến con người.
- Các hồ thủy điện thường chiếm đất lâm nghiệp.
- Rủi ro khi đập bị vỡ, trên thực tế các hồ chứa nước có diện tích và công suất lớn thì đi kèm với rủi ro vỡ đập càng lớn.
Nhìn chung, mặc dù vẫn tồn tại một số nhược điểm nhưng năng lượng thủy điện vẫn là nguồn năng lượng được ưa chuộng
Trên đây là những thông tin về năng lượng thủy điện mà moitruonghopnhat.com tổng hợp và chia sẻ với Quý bạn đọc. Có thể thấy, hiện nay có rất nhiều loại năng lượng tái tạo trên thế giới và mỗi loại năng lượng có một hoạt động khác nhau nhưng chúng đều giống nhau ở chỗ là năng lượng sạch và không gây phát thải khí nhà kính.
Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và rất mong nhận được những sự đóng góp, phản hồi từ Quý bạn đọc để nội dung được hoàn thiện tốt hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi.
Một số dạng năng lượng tái tạo khác bạn có thể tìm hiểu thêm:
- Năng lượng Gió
- Năng lượng Mặt Trời