Không khí những ngày cuối năm bao giờ cũng rộn ràng, náo nhiệt như thế. Từng dòng người, đoàn xe tấp nập để chuẩn bị cho một cái Tết ấm no, quây quần bên gia đình, người thân. Vậy còn bao nhiêu ngày nữa tới Tết 2025? Xem ngay bài viết phía dưới này của Sứ Long Phương để biết thêm về lịch nghỉ tết dương lịch, tết âm lịch, giao thừa chính xác và cùng nhiều lời chúc dành cho người yêu thương mình nhé.
1. Còn bao nhiêu ngày nữa tới Tết 2025?
1.1 Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Dương Lịch 2025?
Trong năm 2024, tổng số ngày là 366. Nếu bắt đầu từ ngày 01/06/2024, thì còn 214 ngày là đến giao thừa, tức là ngày 31/12/2024 (thứ Ba). Sau đó, chỉ còn 215 ngày nữa để chúng ta chuyển sang mùng 1 Tết Dương lịch 2025, tức là ngày 01/01/2025 (Thứ Tư).

Danh sách tất cả các ngày lễ trong năm mà người lao động nên biết XEM NGAY
1.2 Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên Đán 2025?
Ngoài việc chờ đợi ngày Tết Dương lịch, nhiều người cũng quan tâm đến thời gian còn lại cho giao thừa của Tết Âm lịch năm 2025 và cũng muốn biết ngày 30 Tết theo năm Giáp Thìn là ngày nào và khi nào chúng ta sẽ đón Tết năm 2025.
Theo lịch, năm Giáp Thìn 2024 sẽ là năm của con Rồng với tổng cộng 394 ngày. Vì vậy, nếu tính từ ngày 01/06/2024 (tức 25/04 âm lịch), chúng ta còn 242 ngày là đến Tết Nguyên đán năm 2025 Ất Tỵ sẽ đến.

Xem thêm: Lọ hoa gốm sứ Kim Lai để trưng Tết may mắn
2. Tết Dương Lịch 2025 được nghỉ mấy ngày?
Tết Dương lịch 2025 dự kiến sẽ rơi vào ngày thứ Tư, ngày 01/01/2025. Theo quy định của Bộ Luật Lao Động năm 2019, người lao động sẽ được nghỉ một ngày có lương. Do đó, mọi người sẽ có duy nhất 01 ngày nghỉ Tết Tây là Thứ 4, ngày 01/01/2025.
Đây là lịch nghỉ dự kiến để mọi người có thể chuẩn bị và tận hưởng kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2025.

>> Xem thêm: Bộ bát đĩa Như Ý cùng bữa cơm đoàn viên Tết Nguyên Đán
3. Tết Nguyên Đán (Tết âm lịch) 2025 được nghỉ bao nhiêu ngày?
3.1 Lịch nghỉ Tết đối với học sinh và sinh viên
Khoảng thời gian nghỉ Tết Nguyên đán năm Ất Tỵ sẽ kéo dài từ ngày 27/01/2025 (tức ngày 28 tháng Chạp âm lịch) cho đến hết ngày 02/02/2025 (tức mùng 05 tháng Giêng âm lịch). Do đó, học sinh sẽ có khoảng 07 ngày nghỉ tết, tương đương với thời gian nghỉ của những năm trước đây.

Xem thêm: 2/9 được nghỉ mấy ngày? Nghỉ lễ 2/9 được hưởng bao nhiêu lương
3.2 Lịch nghỉ Tết đối với Công chức nhà nước
Theo lịch kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán kéo dài từ ngày 27/01/2025 (tức 28 âm lịch) đến hết ngày 02/02/2025 (tức mùng 05 âm lịch). Tổng thời gian nghỉ Tết là 7 ngày.

3.3 Lịch nghỉ Tết đối với Người lao động
Giống như chế độ ngày nghỉ được hưởng nguyên lương của Công chức nhà nước, người lao động được nghỉ 7 ngày liên tục từ ngày 27/01/2025 (tức 28 âm lịch) đến hết ngày 02/02/2025 (tức mùng 05 âm lịch).

Xem thêm: Tổng hợp lịch các ngày nghỉ lễ, tết trong năm chuẩn nhất
4. Tân niên 2025 là năm con gì?
Theo thứ tự của 12 con giáp, sau Giáp Thìn sẽ đến năm của con Rắn. Do đó, năm 2025 sẽ là năm Ất Tỵ.
Năm 2025 Dương lịch tương ứng với năm Ất Tỵ theo Hoàng lịch. Tuổi Tỵ đại diện cho con Rắn. Dựa trên đặc tính của con giáp này, năm Tỵ thường biểu trưng cho sự sâu sắc và tinh tế, và người tuổi Tỵ thường có khả năng phân tích và giải quyết những vấn đề phức tạp.
Tuổi Ất Tỵ khi kết hợp với yếu tố phong thủy sẽ có những màu sắc phù hợp. Theo yếu tố Hỏa, các màu như đỏ, cam, hồng và tím được coi là thích hợp. Bên cạnh đó, do Mộc sinh Hỏa, màu xanh lục cũng được xem là phù hợp với người tuổi này theo thuyết phong thủy.
Năm 2025 theo lịch Âm là năm Ất Tỵ, tức là năm của con Rắn. Theo phong thủy, tuổi Rắn thường hợp với tuổi Mùi (con Dê). Thực tế cho thấy rằng tuổi Tỵ và tuổi Mùi có thể tạo thành một sự kết hợp tốt trong hệ thống 12 con giáp.

5. Tham khảo mâm ngũ quả ngày Tết siêu đẹp
Mâm ngũ quả là khái niệm để chỉ một mâm trái cây với khoảng năm loại hoa quả khác nhau thường được bày biện trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Mâm ngũ quả thường được chưng, bày trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách.






Tổng hợp 100+ cách cắm hoa nghệ thuật để bàn đơn giản tại nhà vào ngày tết
6. Gợi ý lời chúc Tết hay và ý nghĩa
Câu 01: Con chúc ba mẹ năm mới nhiều niềm vui mới, mọi khó nhọc trên đôi vai sẽ vơi bớt đi. Con chúc ba mẹ sống lâu trăm tuổi. Con chúc ba mẹ của con sống vui cùng con cháu.
Câu 2: Năm mới chúc gia đình ta: 1 nụ cười cho lòng thêm ấm áp. 1 ánh mắt cho hạnh phúc tràn đầy. 1 lời nói cho trọn vẹn niềm tin. 1 cái nắm tay cho yêu thương còn mãi. 1 sự chờ đợi cho tình mãi bền lâu. 1 chút hờn ghen cho yêu thương tỏa sáng. 1 trái tim hồng cho tình yêu thủy chung.
Câu 3: Chúc ông chúc bà - Chúc cha chúc mẹ - Chúc cô chúc chú - Chúc cậu chúc dì - Chúc anh chúc chị - Chúc luôn các em - Chúc cả các cháu - Dồi dào sức khỏe - Có nhiều niềm vui - Tiền vô như nước - Tình vào đầy tim - Chăn ấm nệm êm - Luôn gặp may mắn.
Câu 4: Một mùa xuân mới đã đến, con kính chúc ba mẹ luôn khỏe mạnh, hạnh phúc bên chúng con và đón một năm mới an lành, sung túc và tràn ngập hạnh phúc.
Câu 5: Năm mới 2022 đã đến, con muốn dành lời tri ân chân thành nhất tới ông, bà, cha mẹ những người con yêu thương nhất. Kính chúc cả nhà sức khỏe, vạn sự như ý và đong đầy niềm vui.

Xem thêm: Tổng hợp 30 mẫu quà tặng ông bà ý nghĩa kèm những lời chúc hay
7. Giải đáp một số thắc mắc về Tết Nguyên Đán năm Ất Tỵ 2025
7.1. Vì sao tất cả mọi người đều mong đợi Tết Nguyên đán?
Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống.
Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như Tết Táo Quân (23 tháng chạp âm lịch) và Tất Niên (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch). Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cùng tổ tiên…
Nguyên: có nghĩa là Khởi Đầu.
Đán: có nghĩa là Trọn Vẹn.
Nguyên Đán: có nghĩa là sự Khởi Đầu Trọn Vẹn.

7.2. Mùng 1 Tết âm lịch là ngày mấy Dương lịch?
Ngày mùng 1 Tết Nguyên đán năm 2024 dương lịch dự kiến sẽ rơi vào thứ Bảy, ngày 10/02/2024. Dưới đây là lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2024 với các chi tiết:
NGÀY ÂM LỊCH | NGÀY DƯƠNG LỊCH | THỨ |
---|---|---|
28 Tết | 27/01/2025 | Thứ Hai |
29 Tết | 28/01/2025 | Thứ Ba |
Mùng 1 Tết | 29/01/2025 | Thứ Tư |
Mùng 2 Tết | 30/01/2025 | Thứ Năm |
Mùng 3 Tết | 31/01/2025 | Thứ Sáu |
7.3. Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 có nguồn gốc từ đâu?
Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán vẫn đang là một vấn đề gây tranh cãi. Bởi theo nhiều nguồn thông tin, Tết có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập vào Việt Nam trong khoảng thời gian 1000 năm đô hộ. Tuy nhiên, theo truyện cổ tích lịch sử “Bánh chưng bánh dày”, Tết Nguyên Đán đã có từ thời vua Hùng, từ trước khi Bắc thuộc.
Đồng thời, trong cuốn “Kinh Lễ”, Khổng Tử cũng đã viết rằng: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”. Như vậy, có thể thấy rằng Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam.

7.4. Sinh năm 2025 Ất Tỵ mệnh gì? Hợp màu và tuổi nào?
Người sinh năm 2025 sẽ mang mệnh Hỏa, cụ thể là Phú Đăng Hỏa. Mệnh này tượng trưng cho ánh sáng ấm áp của ngọn đèn dầu, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của con người trong quá khứ.
Tuổi Ất Tỵ hợp màu gì? Kỵ màu gì?
Tuổi Ất Tỵ 2025 mang mệnh Hỏa và có quan hệ tương sinh với mệnh Mộc do Mộc sinh Hỏa. Do đó, những màu sắc đại diện cho mệnh Hỏa và Mộc sẽ mang đến những điều may mắn cho người sinh năm 2025.
- Hợp màu: Đỏ, cam, hồng, tím và xanh lục.
- Kỵ màu: đen và xanh lam
Cung mệnh nam nữ tuổi Ất Tỵ
Nam hay nữ sinh năm 2025 dù cùng tuổi và mệnh nhưng sẽ có cung mệnh khác nhau. Theo Ngũ Hành:
- Nam sinh năm 2025 thuộc cung Khôn (hành Thổ). Người mang cung này thường chăm chỉ, cầu tiến, và có đường công danh sự nghiệp phát triển rộng mở.
- Nữ sinh năm 2025 thuộc cung Tốn (mệnh Mộc). Người mang cung này thường nhẹ nhàng, chan hòa, dịu dàng và biết cách đối nhân xử thế, vì vậy luôn được mọi người yêu quý.

7.5. Các hoạt động thường có trong dịp Tết nguyên đán ở Việt Nam là gì?
Dọn dẹp nhà cửa
Để chuẩn bị chào đón một năm mới với nhiều điều tốt lành, một không gian mới mẻ khang trang để vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn thì nhà nhà vào những dịp cận Tết đều bận rộn, tấp nập dọn dẹp, trang trí lại nhà cửa, bàn thờ gia tiên và trang trí bằng những loại hoa khác nhau như hoa đào, hoa mai hay chậu quất… Một số vùng còn dựng cây nêu, treo câu đối đỏ…giúp ngày Tết thêm phần rộn ràng, cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng.

Gói bánh chưng
Trong tuổi thơ của rất nhiều người Việt, được cùng gia đình gói bánh chưng và trông nồi bánh mỗi dịp Tết trở thành ký ức sâu sắc và đầm ấm không thể nào quên. Cứ đến 29,30 Tết, cả gia đình lại được quây quần bên nhau, cùng làm ra những chiếc bánh dâng ông bà tổ tiên hoặc thân tặng người thân trong gia đình đã trở thành hoạt động không thể thiếu, giúp phong vị Tết càng thêm đậm đà.

Tất niên
Giống như một nét đẹp trong văn hóa đời sông, sinh hoạt của người dân Việt Nam. Hàng năm vào những ngày cận Tết như 27, 28, 29 nhà nhà đều hoan hỷ cùng nhau tụ tập ăn uống, bày tiệc tất niên. Việc này nhằm đánh dấu kết thúc một năm cũ và mời ông bà tổ tiên, những người đã khuất về chung vui Tết cùng con cháu. Đây là hoạt động ngày Tết không thể thiếu ở bất cứ vùng miền nào, là dịp để người thân trong gia đình tụ họp, cùng nhau dùng bữa cơm cuối năm và trò chuyện về những điều đã qua.

Cúng Ông Táo
Mỗi một năm trôi qua các vị thần đều lên chầu Ngọc Hoàng để báo cáo tình hình của nhân gian. Các vị thần này được gọi là Ông Công Ông Táo. Chính vì vậy ngày 23 tháng tháng chạp hàng năm, nhà nhà đều đình sẽ dọn dẹp bếp núc sạch sẽ, cúng cá chép để Ông Táo cưỡi về trời với hy vọng năm mới sẽ tiếp tục được phù hộ cho gia đạo bình an. Cá chép sau khi cúng sẽ được thả về với sông hồ, cũng là cách để thể hiện tấm lòng từ bi bác ái của người Việt.

Cúng Giao Thừa
Lễ cúng giao thừa hay còn gọi là Trừ Tịch - tức lễ để trừ khử những điều xui rủi, điềm xấu. Lễ cúng giao thừa được cử hành vào giờ Tý - từ 23 đến 1 giờ sáng, khoảnh khắc một giờ của năm cũ và một giờ của năm mới. Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cúng thì việc đọc văn khấn giao thừa cũng rất quan trọng. Đây là một nghi thức truyền thống của người dân Việt Nam mỗi độ Tết đến Xuân về.

Xông đất
Hoạt động xông đất là một phong tục đặc trưng của người dân Việt Nam diễn ra vào buổi sáng mùng 01. Thông thường mọi người sẽ xem tuổi tác của chủ nhà năm 2025 phù hợp với người tuổi gì, mệnh gì. Người được chọn xông đất phải là những người hợp tuổi, những người hợp nhau trong làm ăn, là người có vận may, người hợp tuổi với chủ nhà đến xông nhà. Vì theo tín ngưỡng của người Việt thì người đầu tiên bước vào nhà mình ngay đầu năm sẽ đem điềm lành, may mắn cho gia đình suốt cả năm.

Đi lễ chùa hái lộc đầu năm
Đi chùa đầu năm cũng là hoạt động ngày Tết quen thuộc của nhiều gia đình. Mọi người thường ăn mặc trang trọng, đến đền chùa thắp nhang niệm phật để tâm hồn được thanh tịnh, mong cầu sức khỏe và hạnh phúc cho gia đình. Đây là hoạt động tâm linh ý nghĩa, đã được tiếp nối qua rất nhiều thế hệ.

Chúc Tết họ hàng, người thân, bạn bè
Sáng mồng Một Tết còn gọi là ngày Chính Đán, con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ Tiên và chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Theo quan niệm, cứ năm mới tới, mỗi người tăng lên một tuổi, bởi vậy ngày mồng Một Tết là ngày con cháu “chúc thọ” ông bà và các bậc cao niên (ngày xưa, các cụ thường không nhớ rõ ngày tháng sinh nên chỉ biết Tết đến là tăng thêm một tuổi).

Bạn có thể tham khảo các chủ đề liên quan
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Tây 2025? Chi tiết lịch nghỉ Tết Tây
- 7 loại hoa cúng thần tài rước tài lộc vào nhà
- Hướng dẫn cách bày bát đũa trên bàn thờ gia tiên đúng chuẩn
- Quà tặng khai xuân đón lộc ý nghĩa cho năm 2024
- 30 món ăn ngày Tết đặc trưng ở ba miền
Công ty Cổ phần Tập đoàn Long Phương
- Website: https://store.longphuong.vn/ hoặc https://longphuong.vn/
- Hotline: (+84) 989 595 866
- Địa chỉ: Cụm CN Hạp Lĩnh, TP Bắc Ninh
- Email: [email protected]
- Maps: https://goo.gl/maps/SsJUEwSmPLXUVcau5