Mạnh dạn là gì? Mạnh dạn hay mạnh dạng là cách viết đúng chính tả? Làm sao để mạnh dạn và bớt nhút nhát hơn? Palada.vn sẽ giải đáp cho bạn qua bài viết sau.
Tóm tắt
- 1 Mạnh dạn là gì?
- 2 Mạnh dạng là gì?
- 3 Một số ví dụ phân biệt mạnh dạng hay mạnh dạn
- 4 Tại sao phải mạnh dạn?
- 5 Làm sao để mạnh dạn hơn?
- 5.1 1. Chấp nhận lời khen
- 5.2 2. Chỉnh sửa ngôn ngữ cơ thể
- 5.3 3. Tự khích lệ bản thân
- 5.4 4. Học cách chấp nhận lời chỉ trích
- 5.5 5. Đừng quá để tâm người khác nghĩ gì
- 5.6 6. Không quên ghi lại những thành tựu của mình
- 5.7 7. Ngừng so sánh với người khác
Mạnh dạn là gì?
Mạnh dạn là tính từ để chỉ tính cách một ai đó có sự táo bạo, dám làm những việc mà những người khác không dám làm
Một số từ đồng nghĩa với mạnh dạn như táo bạo, mạnh bạo, bạo dạn,…
Mạnh dạn trong tiếng Anh là brave
Mạnh dạng là gì?
Không ít người nhầm lẫn từ mạnh dạn thành mạnh dạng do cách phát âm khá giống nhau. Tuy nhiên, mạnh dạng là từ sai chính tả và từ này hoàn toàn không xuất hiện trong từ điển tiếng Việt.
Kết luận: Vậy mạnh dạn hay mạnh dạng là đúng chính tả? Mạnh dạn là cách viết đúng chính tả tiếng Việt
Một số ví dụ phân biệt mạnh dạng hay mạnh dạn
- Thắng luôn tích cực và mạnh dạn phát biểu trong lớp → Đúng
- Người mạnh dạng → Sai (Đáp án đúng: Người mạnh dạn)
- Mạnh dạn chuyển đổi số → Đúng
- Mạnh dạn tham gia thi giải cờ tướng cấp tỉnh → Đúng
- Mạnh dạng phê bình → Sai (Đáp án đúng: Mạnh dạn phê bình)
- Mạnh dạng nêu ý kiến → Sai (Đáp án đúng: Mạnh dạn nêu ý kiến)
- Cách giúp trẻ mạnh dạn → Đúng
Tại sao phải mạnh dạn?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người mạnh dạn, tự tin có sức khỏe tinh thần và thể chất tốt hơn những người tự ti. Hơn thế nữa là khả năng trở nên thành công lớn hơn trên chặng đường đời.
Một người mạnh dạn, thể hiện được sự tự tin bao giờ cũng dễ dàng chiếm được lòng tin và sự kính trọng từ người khác hơn. Từ đó, có thể tạo dựng nên uy tín, mở rộng các mối quan hệ. Người mạnh dạn, dám thể hiện bản thân chắc chắn sẽ dễ đạt được mục tiêu trong sự nghiệp.
Làm sao để mạnh dạn hơn?
Nếu bạn đang thiếu sự mạnh dạn, hãy ghi nhớ rằng, tư duy và thái độ của bạn đóng vai trò rất lớn trong cải thiện sự mạnh dạn.
Bạn hãy áp dụng những cách sau đây và đừng quên giữ thái độ tích cực để trở nên mạnh dạn hơn mỗi ngày nhé.
1. Chấp nhận lời khen
Phản ứng của bạn với lời khen ngợi có thể nói lên nhiều điều về sự mạnh dạn mà bạn có. Khi có người khen bạn, đừng phủ nhận chúng. Thay vào đó bạn nên nói lời cảm ơn và nở một nụ cười chân thành.
Chấp nhận lời khen đồng nghĩa với việc bạn đang công nhận những phẩm chất tốt và điểm mạnh của mình. Điều này chứng tỏ bạn có sức hấp dẫn nhất định trong mắt mọi người, kích thích sự tự tin và mạnh dạn của bạn.
2. Chỉnh sửa ngôn ngữ cơ thể
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tư thế và cử chỉ của bạn cũng có ảnh hưởng tới cảm xúc mà bạn có. Sử dụng các ngôn ngữ cơ thể và tư thế quyền lực là một trong các mẹo giúp bạn mạnh dạn thể hiện bản thân hơn.
Bạn hãy:
- Thẳng lưng, ngẩng cao đầu
- Bước đi khoan thai
- Cử chỉ cởi mở
- Nhìn thẳng vào mắt người đối thoại với mình
- Nói chậm rãi, rõ ràng
Trong các bối cảnh nhất định bạn có thể tham khảo một số ngôn ngữ cơ thể sau để mạnh dạn hơn trong giao tiếp:
- Đặt tay lên bàn và ngả người về phía trước sau khi họp hoặc kết thúc một thương vụ.
- Mở rộng 2 chân bằng vai, vươn cao 2 cánh tay theo hình chữ V để thể hiện sự mạnh dạn hơn trước các vòng phỏng vấn.
- Chống 2 tay lên hông, ưỡn ngực và đứng thẳng lưng; áp dụng tư thế này 2 phút/ngày để trở nên mạnh dạn, tự tin hơn.
3. Tự khích lệ bản thân
Suy nghĩ tiêu cực có thể phá hỏng sự mạnh dạn của một người. Và để chuyển tư duy này sang hướng tích cực hơn, bạn hãy tự nhủ với bản thân mình những câu nói mang tính khích lệ.
Chẳng hạn như khi bạn đang hồi hộp, lo lắng trước khi thi hoặc đi phỏng vấn, bạn hãy tự nhủ rằng:
- “Mình làm được.”
- “Mình sẽ thi tốt.”
- “Mình sẽ phỏng vấn xuất sắc.”
Chỉ cần nói những câu đơn giản như vậy và nhắc đi nhắc lại nhiều lần tới khi bạn thật sự cảm nhận được nó như một sự việc đã xảy ra.
Bằng cách tự khẳng định khả năng của bản thân và tin vào viễn cảnh tươi sáng, bạn sẽ vượt qua được những nỗi sợ và suy nghĩ thông suốt hơn khi bị căng thẳng, lo lắng.
4. Học cách chấp nhận lời chỉ trích
Làm sao để mạnh dạn hơn nếu bạn khó có thể chấp nhận những lời phê bình?
Tất nhiên những lời chỉ trích có thể khiến bạn tổn thương nhưng nếu cứ mãi dằn vặt với những nhận xét đó mà không tìm hướng cải thiện bản thân thì bạn sẽ mãi không thể tiến bộ.
Phản ứng gay gắt chỉ biến bạn thành một người quá nhạy cảm, không có lợi gì cho hiện tại và tương lai.
Nếu bị chỉ ra lỗi sai hay thiếu sót, bạn có thể cho phép mình cảm thấy buồn bã. Nhưng sau đó, hãy nhanh chóng biến những lời nhận xét, chỉ trích này thành các ý kiến đóng góp mang tính xây dựng. Bạn nên dựa vào các lời chỉ trích đó để tìm ra điều mình cần sửa đổi và ứng biến hợp lý.
5. Đừng quá để tâm người khác nghĩ gì
Vì không phải ai bạn cũng có thể quý nên bạn cũng không cần phải nhất quyết phải có được sự công nhận của tất cả mọi người.
Mỗi người sẽ có những lý tưởng riêng, phong cách sống riêng. Muốn tất cả mọi người yêu quý mình thì đồng nghĩa bạn phải trở thành người… đa nhân cách.
Vậy làm sao để mạnh dạn hơn? Bạn chỉ cần tập trung vào chính bản thân bạn, làm tốt những việc bạn cần và phải làm. Hãy tập trung nguồn năng lượng vào những người yêu quý và trân trọng bạn.
6. Không quên ghi lại những thành tựu của mình
Những điều bạn có thể tự hào về bản thân không cần quá lớn lao. Bạn có thể ghi chép ra các thành tựu mỗi ngày, mỗi tuần trong cuốn sổ nhật ký. Từng bước nhỏ bạn đạt được là cột mốc đánh dấu bạn đang dần tiến tới tương lai tốt hơn.
Hãy tự cảm ơn mình vì đã làm đầy đủ những công việc mà sếp giao, làm hết bài tập về nhà, nấu bữa cơm ngon cho bố mẹ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ,…
Khi bạn biết trân trọng những thành tựu của bản thân từ những điều nhỏ nhặt, bạn sẽ có nhận thức cải thiện bản thân, mạnh dạn và tự tin hơn mỗi ngày..
Tự chủ là gì? Ý nghĩa và cách rèn luyện tính tự chủ
Thật thà là gì? Từ đồng nghĩa và trái nghĩa với thật thà
7. Ngừng so sánh với người khác
Tuy biết rằng ngừng so sánh bản thân với người khác là điều khó thực hiện nhưng ngay từ hôm nay, hãy ngừng so sánh mình với người khác để mạnh dạn hơn vào bản thân. Khi đó, chúng ta sẽ dễ thấy mình còn những thiếu sót nào, những khó khăn ra sao. Để thay vì áp đặt cuộc đời của mình lên thước đo của người khác, bạn sẽ biết trân trọng và hài lòng với những gì đang mình có.
Vậy là bài viết đã giải thích mạnh dạn là gì, Mạnh dạn hay mạnh dạng là đúng, cũng như cách để trở nên mạnh dạn hơn. Nếu bạn đang cảm thấy bản thân còn nhút nhạt, chưa tự tin, mạnh dạn thì hãy thử áp dụng xe sao nhé!