Mỗi khi ở chùa, các Phật tử thường dùng câu "Nam mô A Di Đà Phật", và trong các chùa, tượng Phật A Di Đà luôn xuất hiện. Điều này khiến nhiều người thắc mắc liệu Phật A Di Đà có phải chính là Phật Thích Ca hay không?
Để tránh sự nhầm lẫn này, bài viết sau đây của Lala Shop mang đến những thông tin chia sẻ về cách nhận biết sự khác biệt giữa Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà, cùng với những hình ảnh đẹp nhất về hai vị Phật nổi tiếng này.
Tìm hiểu về Phật Thích Ca và Phật A Di Đà
Mục lục
- Phật A Di Đà có phải là Phật Thích Ca hay không?
- Giới thiệu về Phật A Di Đà và Phật Thích Ca
- Câu chuyện về Phật A Di Đà
- Câu chuyện về Phật Thích Ca
- Cách nhận biết Phật A Di Đà và Phật Thích Ca dễ nhất
- Hình dáng đặc trưng
- Tư thế tay
- Các nhân vật cùng xuất hiện
- Phật A Di Đà và Phật Thích Ca ai có trước?
- Vậy Phật A Di Đà và Phật Thích Ca ai lớn hơn?
- Ý nghĩa danh hiệu Phật A Di Đà
- Xem thêm những hình ảnh Phật A Di Đà và Phật Thích Ca chất lượng cao đẹp nhất tại Lala Shop
Phật A Di Đà có phải là Phật Thích Ca hay không?
Nhiều người thường nhầm tưởng Phật Thích Ca và Phật A Di Đà là một vị Phật, hoặc không biết cách phân biệt giữa hai vị. Thực tế, đây là hai vị Phật tách biệt.
Phật Thích Ca là một nhân vật lịch sử có thật, người sáng lập Phật giáo và sống vào thế kỷ 5-4 TCN. Trong khi đó, Phật A Di Đà là một vị Phật xuất hiện trong kinh điển Phật giáo, được biết đến với hạnh nguyện cứu độ chúng sinh.
Giới thiệu về Phật A Di Đà và Phật Thích Ca
Câu chuyện về Phật A Di Đà
Phật A Di Đà, còn gọi là Phật Pháp Tạng, là danh xưng mang ý nghĩa nhắc nhở người tụng niệm về thân phận của mình và dựa vào thần lực của Phật để vượt qua tội lỗi, yếu đuối, hòng đạt đến giải thoát trong cõi Cực Lạc.
Nguồn gốc của Phật A Di Đà luôn là chủ đề gây tranh cãi trong và ngoài Phật giáo. Về mặt giáo lý, người tu Tịnh độ tin rằng niệm Phật A Di Đà và tu Tịnh độ là cách nhanh nhất để đạt được giải thoát.
Ngược lại, giáo lý nguyên thủy của Phật giáo nhấn mạnh rằng thiền là phương tiện tự giải thoát, và Phật không thể giúp ai, chỉ có tự mình giúp mình. Phật Thích Ca, người khai sáng Phật giáo, cũng tự mình giác ngộ và đạt đến giải thoát cao thượng.
Pháp môn Tịnh độ, nơi tín ngưỡng vào sự trợ lực của Phật A Di Đà để tái sinh vào cõi Cực Lạc, chủ yếu được tin tưởng ở các nước Đông Á, trong khi các học giả trí thức lại nghiêng về niềm tin tự tu tự giải thoát.
Về mặt lịch sử, Phật A Di Đà được nhắc đến lần đầu trong Kinh Vô Lượng Thọ, được cho là do Đức Phật Thích Ca thuyết giảng khi còn tại thế.
Theo Đức Phật Thích Ca, có 84.000 con đường để đạt được giác ngộ, tùy theo hoàn cảnh và bản thân mỗi người mà họ có thể chọn phương thức phù hợp để thành Phật.
Tuy nhiên, giáo lý nguyên thủy lại cho rằng 84.000 pháp môn này biểu thị tất cả những lời Phật thuyết trong Tạng Kinh, Tạng Luật và Tạng Vô Tỷ Pháp.
Tuy nhiên, bằng chứng khảo cổ chỉ tìm thấy các ghi chép về Phật A Di Đà từ thế kỷ 1 trước Công nguyên, dẫn đến nhiều tranh cãi về nguồn gốc thực sự của niềm tin này.
Một số học giả cho rằng niềm tin vào Phật A Di Đà là sản phẩm của các học giả Phật giáo từ thế kỷ 1 trước Công nguyên và không có cơ sở chứng minh rằng Đức Phật Thích Ca đã thực sự nói về Phật A Di Đà.
Mặc dù vậy, các kinh điển Đại thừa sớm nhất, cho thấy rằng niềm tin vào Phật A Di Đà đã tồn tại từ rất sớm trong lịch sử Phật giáo có lẽ được sáng tác vào thế kỷ 1 trước Công nguyên ở Ấn Độ và được dịch sang tiếng Trung Quốc vào thế kỷ 2.
Các kinh điển ấy bao gồm các phiên bản đầu tiên của loạt Prajñāpāramitā (Bát-nhã-ba-la-mật-đa) và các văn bản liên quan đến Akshobhya (Đức A Súc Bệ Phật).
Phật A Di Đà được nhắc đến lần đầu trong Kinh Vô Lượng Thọ
Bên cạnh đó, những Phật tử theo Tịnh độ tông thường tụng "Nam-mô A Di Đà Phật" (Kính lễ đấng Giác ngộ vô lượng).
Họ tin rằng, trong Thập Lục Quán Kinh, Phật dạy: nếu chúng sinh nào niệm một lần danh hiệu của Phật A Di Đà sẽ tiêu được 8 muôn ức kiếp tội nặng.
Tuy nhiên, các phái Phật giáo khác như thiền tông và Phật giáo nguyên thủy không tụng niệm câu này.
Trong Phật giáo Tây Tạng, đại sư Liên Hoa Sinh và Ban-thiền Lạt-ma được xem là một hóa thân của Đức Phật A Di Đà. Ngoài ra, cũng có truyền thuyết cho rằng Đại Sư Vĩnh Minh Diên Thọ là hóa thân của Phật A Di Đà.
Dựa trên câu chuyện này, các tín đồ Phật giáo Bắc tông nói chung và Tịnh độ tông nói riêng lấy ngày sinh của Đại Sư Vĩnh Minh là ngày 17 tháng 11 âm lịch để tổ chức lễ vía Phật A Di Đà hàng năm.
Mặc dù trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà như Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Đại Bổn A Di Đà, nhưng tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày sinh của Phật A Di Đà.
Câu chuyện về Phật Thích Ca
Dựa theo những tài liệu Phật giáo, Phật Thích Ca Mâu Ni là Thái tử Tất Đạt Đa, sinh vào ngày mùng 8 tháng 4 năm 624 TCN tại vườn Lumbini, nay thuộc Nepal, trong tiểu vương quốc Shakya (Thích Ca), ngày nay thuộc Ấn Độ.
Khi Thái tử ra đời, ngài đã đi bảy bước, mỗi bước đều có hoa sen nở đỡ chân và tuyên bố: "Thiên thượng, thiên hạ duy ngã độc tôn".
Thái tử Tất Đạt Đa vốn là người trầm tư, nhân hậu và có lòng vị tha. Ngài thường tìm đến những nơi yên tĩnh để thiền định và từ nhỏ đã tinh thông học vấn xuất chúng.
Cuộc sống bình yên bên gia đình tiếp diễn cho đến một ngày khi thái tử nhìn thấy bốn cảnh đời: người già, người bệnh tật, xác chết và tu sĩ.
Thái tử nhận ra rằng ai sinh ra cũng sẽ già yếu, bệnh tật rồi chết, và hình ảnh siêu thoát của vị tu sĩ khiến ngài trân trọng. Cuối cùng, thái tử quyết định đi theo con đường tu hành vào năm 29 tuổi.
Ban đầu, Thái tử Tất Đạt Đa chọn con đường khổ hạnh nhưng sau 6 năm, nhận thấy cơ thể suy nhược, ngài quyết định từ bỏ và tìm phương pháp khác. Nhớ lại ngày thơ ấu ngồi thiền dưới gốc cây mận giúp tâm sáng, đầu óc minh mẫn.
Sau 49 ngày thiền định dưới gốc cây bồ đề, ngài đạt được Diệt-Thọ-Tưởng định (trạng thái thiền định cao nhất) và trở thành bậc Giác ngộ. Một vị Phạm Thiên tên Sahampati đã cung thỉnh Đức Phật hoằng dương chánh pháp.
Với lòng thương yêu chúng sinh, Phật Thích Ca quyết định hoằng dương chánh pháp, dựa vào căn cơ của chúng sinh để thuyết pháp cứu độ. Từ đó, Ngài có danh hiệu Thích Ca Mâu Ni.
Đến năm 80 tuổi, Phật Thích Ca Mâu Ni quyết định nhập cõi Niết bàn tại vườn cây Sala ở Kusinara, biết rằng việc giáo hóa chúng sinh đã viên mãn, với gương mặt thư thái, nằm nghiêng, chân phải đặt lên chân trái.
Tìm hiểu chi tiết về Phật Thích Ca tại: Phật thích ca mâu ni có phải là phật tổ không và sự tích phật thích ca là gì?
Phật Thích Ca Mâu Ni là Thái tử Tất Đạt Đa
Cách nhận biết Phật A Di Đà và Phật Thích Ca dễ nhất
Sau khi biết được sự tích về Phật A Di Đà thì để nhận biết Phật Thích Ca và Phật A Di Đà dễ nhất thì bạn có thể xem qua hình dáng đặc trưng, tư thế cũng như là các nhân vật cùng xuất hiện của hai Vị Phật này như sau:
Hình dáng đặc trưng
Phật Thích Ca với điểm đặc trưng ở tóc đó là có thể búi tóc hoặc có các cụm xoắn ốc.
Phật thường mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc nâu, nếu có hở thì trước ngực không có chữ "Vạn" (卍), ngồi trên tòa sen, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư và có nhục kế trên đỉnh đầu.
Còn đối với Phật A Di Đà thì trên đầu có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miếng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ.
Ngài khoác trên người áo cà sa màu đỏ, tượng trưng cho màu mặt trời lặn Phương Tây, áo có thể khoát vuông ở cổ, trước ngực có chữ "Vạn" (卍).
Tuy nhiên trong Phật Giáo cũng có một thuyết nói rằng chữ "Vạn" là một trong 32 tướng tốt của Phật, là công đức lớn mang ý nghĩa giác ngộ vẹn toàn của Đức Phật, tượng trưng cho lý trung đạo, không kẹt giữa hai bên, vượt ngoài đối đãi.
Vì vậy mà lại có nhiều nơi dùng chữ "Vạn" trước ngực cho cả Phật Thích Ca. Suy cho cùng, thì những cách phân biệt thông qua hình tượng đơn lẻ của các Ngài chỉ là tương đối.
Tư thế tay
Sự khác nhau của Phật Thích Ca và Phật A Di Đà còn có thể dễ nhận biết qua tư thế tay.
Đối với Phật Thích Ca, tay thường xếp ngay ngắn trên đùi, hai bàn tay bắt ấn thiền hoặc ấn chuyển pháp luân hoặc ấn kim cương hiệp chưởng.
Đôi khi, Phật Thích Ca Mâu Ni cầm một chiếc bát màu đen hoặc xanh đen trong tay, tạo nên hình ảnh thanh thoát và trang nghiêm. Đặc biệt, Ngài không bao giờ duỗi thẳng một cánh tay xuống.
Đối với Phật A Di Đà thường trong tư thế đứng và tay làm ấn giáo hóa. Tay Phải đưa ngang vai và chỉ lên trên, còn tay trái đưa ngang bụng và chỉ xuống dưới. Hai lòng bàn tay hướng về trước, ngón cái và ngón trỏ chạm nhau làm thành vòng tròn.
Ngoài ra, còn có hình ảnh Phật A Di Đà ngồi trên tòa sen, tay bắt ấn thiền để ngang bụng, lưng bàn tay phải nằm chồng lên lòng bàn tay trái và hai ngón cái chạm vào. Hoặc tay phải đưa ngang vai và chỉ lên trên, tay trái bắt ấn thiền để ngang bụng.
Nhiều người phân biệt hai vị Phật qua trang phục và tư thế
Các nhân vật cùng xuất hiện
Phật Thích Ca Mâu Ni có thể xuất hiện cùng hai vị đó là Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đứng trên tòa sen hoặc ngồi trên con sư tử xanh ở bên trái và Đức Phổ Hiền Bồ Tát đứng trên tòa sen, hoặc ngồi trên con voi trắng bên phải (Diệu Tướng Thích Ca Tam Thánh hay còn gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh).
Diệu Tướng Thích Ca Tam Thánh
Bên cạnh đó, theo Diệu Tướng Tuyết Sơn Tam Thánh, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ xuất hiện cùng Ngài Ca Diếp bên trái và bên phải chính là Ngài Anan.
Diệu Tướng Tuyết Sơn Tam Thánh
Về Đức Phật A Di Đà thì thường xuất hiện cùng hai vị Bồ Tát là Quán Thế Âm đứng bên trái, tay cầm cành dương và bình nước cam lộ và Đại Thế Chí Bồ Tát đứng bên phải cầm bông hoa sen xanh tạo nên một bộ ba Diệu Tướng Tây Phương Tam Thánh.
Diệu Tướng Tây Phương Tam Thánh
Phật A Di Đà và Phật Thích Ca ai có trước?
Tương truyền từ dân gian cũng như các kinh điển Phật Giáo thì Phật A Di Đà xuất hiện trước Phật Thích Ca.
Tương truyền, Phật A Di Đà xuất hiện trước
Khi Đức Phật Thích Ca chứng Thánh quả, Ngài có khả năng vận dụng trí tuệ, thần thông thấy biết sự vận hành của tất cả sự vật, hiện tượng, nhân sinh trong vũ trụ một cách chuẩn xác.
Và nhờ vào khả năng này mà Ngài thấy rõ quá trình tu hành của Đức Phật A Di Đà qua nhiều kiếp, thấy rõ được môi trường sống, đời sống sinh hoạt của chúng sanh nơi Tây Phương Cực Lạc.
Đến đây thì chắc chắn bạn đã có thể hình dung được rằng Phật A Di Đà đã xuất hiện từ rất lâu, chỉ khi Phật Thích Ca xuất hiện mới thấy sự hiện diện của Phật A Di Đà nên mới giới thiệu cho các tín đồ biết.
Ngoài ra, theo Trung Hoa thì có lưu truyền hình tượng Tam Thế Phật, trong đó: Phật A Di Đà - Vị Phật Quá Khứ, Phật Thích Ca - Vị Phật Hiện Tại và Phật Di Lặc - Vị Phật Tương Lai cũng thấy được rằng ai là người có trước.
Phật Thích Ca được xem là Vị Phật Hiện Tại
Vậy Phật A Di Đà và Phật Thích Ca ai lớn hơn?
Trong Phật Giáo thì các giáo chúng cũng thường thắc mắc không biết Phật Thích Ca và Phật A Di Đà ai lớn hơn và điều này cũng có nhiều ý kiến khác nhau, có người cho rằng Phật Thích Ca lớn hơn vì Ngài là người sáng lập ra Phật Giáo nhưng lại có ý kiến:
"Ba đời 10 phương Phật
A Di Đà bậc nhất
Chín phẩm độ chúng sanh
Oai đức không cùng cực"
Để lý giải cho vấn đề này thì cũng có ý kiến cho rằng trên thực tế, không có vị Phật nào lớn nhất, mỗi vị đều có cơ duyên hội ngộ với chúng sinh.
Tin tưởng vào Phật, học theo Phật giáo, năng làm việc tốt, việc thiện và một lòng tu hành thì khi được chứng đắc Thành Quả thì sẽ được giải thoát khỏi cõi Ta Bà về với Tây Phương Cực Lạc sẽ vui vẻ, thanh tịnh hơn.
Có ý kiến cho rằng trên thực tế không có vị Phật nào lớn nhất
Ý nghĩa danh hiệu Phật A Di Đà
Danh hiệu Phật A Di Đà, xuất phát từ tiếng Phạn "Amitabha" hoặc "Amitayus," có nghĩa là "Vô Lượng Quang" và "Vô Lượng Thọ" biểu trưng cho ánh sáng trí tuệ và lòng từ bi vô hạn luôn chiếu sáng và che chở cho chúng sinh.
Phật A Di Đà là biểu tượng của sự giác ngộ hoàn toàn, với tình thương bao la và trí tuệ sáng suốt, dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi khổ đau và vòng luân hồi sinh tử để tiến tới cõi Cực Lạc, nơi không còn đau khổ.
Tụng niệm danh hiệu "Nam-mô A Di Đà Phật" (Kính lễ đấng Giác ngộ vô lượng) là một hành động thể hiện lòng kính ngưỡng và mong muốn tiếp nhận ánh sáng và sự dẫn dắt của Ngài.
Theo các kinh điển Tịnh độ, việc niệm danh hiệu Phật A Di Đà không chỉ giúp tiêu trừ nghiệp chướng mà còn tạo ra công đức lớn lao, giúp người tu hành được tiếp dẫn vào cõi Cực Lạc sau khi qua đời, nơi họ tiếp tục tu hành và đạt được giác ngộ.
Danh hiệu Phật A Di Đà không chỉ mang ý nghĩa về ánh sáng và thọ mạng vô hạn, mà còn thể hiện sự từ bi và nguyện lực to lớn để cứu độ chúng sinh, mang lại hy vọng và sự an lạc cho tất cả mọi người.
Danh hiệu Phật A Di Đà biểu trưng cho ánh sáng trí tuệ và lòng từ bi vô hạn
Xem thêm những hình ảnh Phật A Di Đà và Phật Thích Ca chất lượng cao đẹp nhất tại Lala Shop
Sau khi đã tìm hiểu rõ về Phật A Di Đà và Phật Thích Ca thì để có thể chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp nhất qua bộ ảnh của Lala Shop.
Tranh treo tường Phật A Di Đà đẹp
Đặt tranh tại đây: https://lala.com.vn/tranh-treo-tuong-phat-a-di-da-3
Tranh treo tường Phật A Di Đà ngồi kiết già
Đặt tranh tại đây: https://lala.com.vn/tranh-treo-tuong-phat-phat-a-di-da-09
Tranh treo tường tượng Phật A Di Đà
Đặt tranh tại đây: https://lala.com.vn/tranh-treo-tuong-phat-a-di-da-07
Tranh treo tường Phật A Di Đà trang nghiêm
Đặt tranh tại đây: https://lala.com.vn/tranh-treo-tuong-phat-a-di-da-23
Tranh treo tường Phật A Di Đà trên tòa sen
Đặt tranh tại đây: https://lala.com.vn/tranh-duc-phat-a-di-da-tren-toa-sen
Tranh treo tường Phật Thích Ca
Đặt tranh tại đây: https://lala.com.vn/tranh-treo-tuong-phat-thich-ca-17
Tranh treo tường chân dung của Phật Thích Ca
Đặt tranh tại đây: https://lala.com.vn/tranh-treo-tuong-phat-thich-ca-7
Tranh treo tường Phật Thích Ca trên tòa sen hồng
Đặt tranh tại đây: https://lala.com.vn/tranh-treo-tuong-phat-thich-ca-tren-toa-sen-hong
Bộ tranh ghép treo tường Phật Thích Ca
Đặt tranh tại đây: https://lala.com.vn/tranh-treo-tuong-phat-thich-ca-hoa-minh-cung-thien-nhien
Tranh Đức Phật Thích Ca thuyết pháp
Đặt tranh tại đây: https://lala.com.vn/tranh-duc-phat-thich-ca-nhap-niet-ban-ben-cac-de-tu
Sau khi chiêm ngưỡng những bức ảnh trên sẽ giúp bạn chọn được một bức tranh siêu đẹp để treo trong nhà với mong ước mang đến bình an, một lòng hướng Phật.
Và địa chỉ giúp bạn có thể đạt được mẫu tranh hoàn hảo nhất đó là Lala Shop - Cửa hàng chuyên bán và thiết kế tranh Phật Thích Ca và tranh Phật A Di Đà chất lượng cao uy tín ở TP.HCM.
Với nhiều năm kinh nghiệm, luôn có đội ngũ chuyên nghiệp và giàu ý tưởng để cho ra bức tranh hài hoà từ màu sắc, chất liệu cho đến kích thước.
Đặc biệt, Lala Shop còn mang đến những bức tranh treo tường với chất lượng và giá cả tốt nhất khi đặt mua số lượng nhiều làm quà tặng hay trang trí trong nhà.
Xem thêm: Gần 300 bức tranh Phật Giáo cao cấp siêu đẹp tại Lala Shop: https://lala.com.vn/tranh-phat-giao
Hy vọng với những thông tin được cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về sự khác biệt giữa Phật Thích Ca và Phật A Di Đà cũng như biết được cách nhật biết. Hãy liên hệ ngay để trải nghiệm dịch vụ uy tín của Lala Shop bạn nhé!
Thông tin liên hệ:
- Xuất hóa đơn đỏ theo yêu cầu
- 50 Ỷ Lan, Hiệp Tân, Tân Phú, TpHCM
- Mở cửa các ngày thứ 2 - 7 từ 8h - 21h, chủ nhật từ 9h - 18h
- Website: https://lala.com.vn
- Hotline: 028.888.11616 - 028.668.73579 - 0907.160.184 - 0938.760.657
- Nhận giao hàng toàn quốc và thanh toán sau khi nhận hàng.